Tính đến năm 2023, tuổi thọ trung bình của người Nhật đạt hơn 84 tuổi – một con số ấn tượng và khiến nhiều quốc gia phải ngưỡng mộ. Nhưng điều đặc biệt nằm ở chỗ: Phần lớn bí quyết sống thọ của họ không đến từ những công nghệ y tế hiện đại, mà lại là các thói quen rất đời thường.
Một công bố từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã tiết lộ 6 “bí quyết vàng” giúp người dân nơi đây duy trì sức khỏe và sống khỏe mạnh đến trăm tuổi. Từ những thói quen ăn uống, vận động, cho đến cách họ chăm sóc đời sống tinh thần tất cả đều giản dị, dễ thực hiện, và hoàn toàn không xa lạ với người Việt Nam.

Người Nhật sống thọ trăm tuổi chỉ nhờ 5 thói quen
1. Cười mỗi ngày
Trong văn hóa Nhật, sức khỏe tinh thần được xem trọng không kém thể chất. Người Nhật nổi tiếng với khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực và nuôi dưỡng tinh thần lạc quan. Họ không dễ bộc lộ sự giận dữ, mà luôn cố gắng giữ thái độ điềm tĩnh, thậm chí mỉm cười ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn.
Tâm trạng vui vẻ không chỉ giúp giảm stress kẻ thù thầm lặng của hệ miễn dịch mà còn giúp cơ thể sản sinh hormone hạnh phúc như endorphin và serotonin. Rừ đó điều hòa huyết áp, ổn định nhịp tim và cải thiện giấc ngủ.
2. Uống trà xanh
Trà xanh không chỉ là thức uống truyền thống của Nhật Bản, mà còn là “thần dược” chống lão hóa. Theo nghiên cứu của Đại học Showa (Nhật Bản), một ly trà xanh 300ml chứa lượng chất chống oxy hóa cao gấp 1,5 lần so với một ly rượu vang đỏ.
Thành phần catechin trong trà xanh có khả năng kháng viêm, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, trà xanh còn giúp giảm mỡ máu, tăng cường trao đổi chất và làm sạch gan. Ở nước ta, trà xanh là thức uống phổ biến và vô cùng quen thuộc.

Người Nhật có thói quen uống trà xanh.
3. Đi bộ mỗi ngày thể dục mà không cần phòng gym
Khác với hình ảnh hiện đại nơi các phòng tập sang trọng, người Nhật chọn cách đi bộ như một phương pháp tập luyện nhẹ nhàng mà hiệu quả. Do đặc thù cuộc sống bận rộn, họ thường tranh thủ đi bộ khi đến ga tàu, đi làm hoặc mua sắm. Đi bộ đều đặn giúp cải thiện hệ tuần hoàn, tăng cường dung tích phổi, thúc đẩy trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Người Việt cũng không hề xa lạ với thói quen này. Hình ảnh những nhóm người đi bộ buổi sáng ở công viên, quanh hồ hay dọc các con đường làng đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống. Đây là thói quen đáng khuyến khích, đặc biệt khi xu hướng lối sống ít vận động đang ngày càng phổ biến do công việc văn phòng hoặc thời gian sử dụng thiết bị điện tử tăng cao.
4. Ăn chậm, nhai kỹ để dưỡng dạ dày, giữ dáng
Một trong những điểm thú vị trong văn hóa ẩm thực Nhật là họ luôn dành thời gian trọn vẹn cho bữa ăn. Người Nhật hiếm khi ăn vội vàng hay vừa ăn vừa làm việc. Họ ăn chậm, nhai kỹ và cảm nhận hương vị từng món ăn. Hành động tưởng chừng đơn giản này lại giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, điều hòa đường huyết và duy trì cảm giác no lâu hơn một yếu tố hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Người Nhật ăn chậm, nhai kỹ.
5. Tỏi – vị thuốc từ gian bếp
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong mọi gian bếp của người Nhật và người Việt. Tuy nhiên, ít người biết rằng mỗi ngày, người Nhật sử dụng từ 1 đến 2 củ tỏi, vì họ tin rằng tỏi có khả năng kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư.
Tổ chức Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ từng xếp tỏi vào nhóm thực phẩm hàng đầu giúp chống ung thư, nhờ có các hợp chất như strontium và selenium – hai chất có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.
Tại Việt Nam, tỏi cũng rất được yêu thích. Nguyên liệu này không chỉ dùng làm gia vị mà còn được sử dụng để ngâm rượu, ngâm mật ong, trị ho, tăng đề kháng trong dân gian một thói quen y học truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Bảo Nam