Trong một cuộc phỏng vấn nhân sự tại công ty kinh doanh địa ốc thuộc tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), nhà tuyển dụng đã hỏi ứng viên một câu hỏi khó: Theo bạn, điều gì là khoảng cách giữa người giàu và người nghèo? Phần lớn các ứng viên, chỉ sau 30 giây suy nghĩ, đã vội vã ghi vào giấy đáp án: Tiền – đương nhiên, đó phải là Tiền bạc. Nhưng câu trả lời này ngay lập tức bị loại.
Vậy đâu mới là câu trả lời đúng, hãy cùng xem phần đáp án của ứng viên đã đỗ đầu kì thi tuyển dụng: Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo có thật là tiền không? Đây chỉ là kết quả, không phải là nguyên nhân. Lúc đầu, mọi người đều nghèo, theo thời đại phát triển, hoàn cảnh biến hóa, vì sao có người có thể trở nên giàu có, có người chỉ có thể sa sút?
Có thể thấy rằng khoảng cách về tiền chính là kết quả cuối cùng. Gốc rễ thực sự nằm ở những yếu tố nào khiến khoảng cách giữa mọi người ngày càng xa hơn khi mọi người làm việc chăm chỉ, cho phép một số ít người thành công trong khi phần lớn mọi người vẫn nghèo?
Có thể đó là yếu tố về khả năng; có thể đó là yếu tố về may mắn; có thể đó là yếu tố về sự lựa chọn; có thể đó là yếu tố về não bộ… Dù sao thì đó mới chính là khoảng cách thật sự của người giàu và người nghèo.
Ai sẽ trở thành người giàu: người kiếm tiền như “con rối”, hay những người dám mở lối đi riêng?
Đưa ra một ví dụ về sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo, nhà tuyển dụng đã mời đến những chuyên gia và tổ chức hội thảo, tập huấn cho nhân viên mới. Những câu chuyện được đề cập tới tại hội thảo đã một lần nữa làm sáng rõ ý tưởng của ứng viên xuất sắc vừa đỗ đầu kì thi.
Đây là câu chuyện về Trương Mãn, một cô gái 27 tuổi sở hữu bằng thạc sĩ, chưa từng làm việc ở công ty, nhưng đã trở thành một blogger nổi tiếng về làm đẹp trên mạng xã hội. Trong thời gian học, bạn bè xung quanh cô đều tuân theo các quy tắc và sự sắp xếp của giáo viên, giống như những con rối. Tuy nhiên, Trương Mãn lại đi theo con đường riêng, quyết tâm trở thành một blogger làm đẹp, phát triển sự nghiệp dựa trên đam mê cá nhân.
Ban đầu, cô bị bạn bè và thầy cô cười nhạo, cho rằng cô đang lãng phí thời gian, không chú tâm vào việc học và không có tương lai. Nhưng chỉ sau ba năm, những người xung quanh cô phải ngỡ ngàng khi thấy Trương Mãn đã tự đạt được sự tự do tài chính, có thể mua được một ngôi nhà tại thành phố lớn. Trong khi đó, các bạn học của cô lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc ổn định, hoặc phải làm những công việc vất vả.
Từ đó, các giáo viên cũng nhìn cô theo cách khác, không còn coi cô là một trường hợp học sinh cá biệt nữa, mà là một trong những”học sinh xuất sắc của trường”. Sau khi nhìn thấy tấm gương của cô gái này, mọi người chắc hẳn sẽ nhận ra đâu là nơi có khoảng cách giữa những người cùng một điểm xuất phát. Khi những người khác vẫn như “con rối”, tuân theo sự sắp đặt của thầy cô và người lớn tuổi, luôn có một số người dũng cảm thử nhiều cách khác nhau để tìm lối thoát.
Trên thế giới này, ai sẽ trở thành người giàu, những người kiếm tiền giống như “con rối” hay những người táo bạo, có chính kiến riêng và biết cách thử sức? Chắc chắn là dạng người thứ hai.
Khoảng cách lớn nhất giữa người giàu và người nghèo thực sự nằm ở hai điểm
Điểm đầu tiên: hãy thoát khỏi tâm lý “con rối” và học cách tự tìm lối thoát.
Vấn đề lớn nhất của người nghèo là họ có tâm lý “bù nhìn” nghiêm trọng và luôn tuân theo sự sắp đặt của người khác. Những người thiếu mục tiêu và chính kiến không chỉ gặp khó khăn trong việc kiếm tiền mà còn gặp vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn không chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình thì ai sẽ chịu trách nhiệm về cuộc sống của bạn?
Trừ khi bạn là “thế hệ thứ hai” của gia đình tài phiệt, bạn cần phải tuân theo sự sắp xếp của những người đi trước. Nhưng nếu bạn là con của một gia đình bình thường, hãy cố gắng đừng đi theo con đường cũ mà hãy tìm con đường riêng của mình. Đừng bao giờ để bản thân bị ràng buộc bởi sự sắp đặt của người khác.
Điểm thứ hai là phải “mạnh dạn” khi làm việc và đừng nhút nhát.
Thị trường vốn nhấn mạnh điều gì? Khi cơ hội đến, người táo bạo có thể nắm bắt, trong khi người nhút nhát chỉ do dự và bỏ lỡ.
Bạn càng nghèo, bạn càng cần phải đấu tranh mạnh mẽ hơn. Tại sao? Bởi vì người nghèo đã chạm đáy rồi, không còn gì cả. Cho dù họ có thất bại, họ vẫn chẳng có gì cả và chẳng có gì thay đổi. Vậy tại sao không thử nhỉ?
Đối với những người nghèo không có gì, không có tình huống nào tệ hơn. Lúc này, chỉ cần họ hành động táo bạo và phấn đấu vì nó, cuối cùng họ sẽ dần tiến lên. Nghèo không phải là vấn đề. Điều chúng ta sợ nhất là quá nhút nhát và do dự không dám tiến lên.
Kết luận
Trong xã hội nguyên thủy, mọi người đều là người nguyên thủy, không có gì cả. Nhưng tại sao theo thời gian, một số người lại trở thành thủ lĩnh bộ lạc trong khi những người khác lại chết đói?
Những người trở thành thủ lĩnh bộ lạc thường rất linh hoạt và đã thoát khỏi tâm lý bù nhìn cứng nhắc, đồng thời cũng táo bạo trong cuộc đấu tranh giành những gì họ muốn. Bạn càng táo bạo, bạn càng có nhiều động lực, bạn càng tích lũy được nhiều nguồn lực và bạn càng có nhiều khả năng vươn lên vị trí cao nhất.
Người nguyên thủy chết đói cơ bản là nhát gan, không đủ dũng cảm, không đủ thông minh, không thể bắt thú dữ, không có tài nguyên, cho nên bị thiên nhiên đào thải, không phải sao?Những người nghèo, đừng sợ thất bại, vì bạn đã chẳng có gì rồi, vậy tại sao không thử đánh cược?
Theo Sohu
Trang Đào