* Dưới đây là tâm sự của một cô gái trẻ đến từ Chiết Giang (Trung Quốc) trên nền tảng 360doc.
Tôi là Hà Bình, vừa tốt nghiệp một trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc. Hành trình tìm việc làm của tôi không hề dễ dàng, nhưng mỗi trải nghiệm đều mang đến cho tôi những bài học sâu sắc, và có lẽ câu chuyện ấn tượng nhất chính là buổi phỏng vấn mà tôi nhận được câu hỏi có phần kỳ lạ.
Hôm ấy, tôi bước vào phòng phỏng vấn với tâm trạng vừa lo lắng, vừa háo hức. Đây là vòng cuối cùng tại một công ty mà tôi rất yêu thích, nơi tôi mơ ước được làm việc từ những ngày đầu tiên học đại học. Trong phòng, bốn người ngồi đối diện tôi, gồm cả người quản lý trực tiếp lẫn giám đốc nhân sự. Sau vài câu hỏi giới thiệu bản thân và kỹ năng chuyên môn, giám đốc nhân sự – một người đàn ông tầm trung niên, với ánh mắt sắc sảo – nhìn tôi và bất ngờ hỏi: “Làm thế nào để bạn khiến tôi sướng?”.
Cả căn phòng dường như lặng đi trong giây lát. Tôi cảm nhận được sự ngỡ ngàng từ các ứng viên khác đang chờ phỏng vấn bên ngoài qua ánh mắt thoáng lo âu. Trước đó, tôi nghe nói nhiều người đã bị loại vì không trả lời thỏa đáng câu hỏi này.
Một loạt suy nghĩ lướt qua đầu tôi. “Sướng” ở đây có nghĩa là gì? Là cảm giác vui vẻ, hài lòng? Hay là sự mãn nguyện trong công việc? Tôi quyết định không vội vàng trả lời, mà thay vào đó giữ bình tĩnh, mỉm cười và nói:
“Tôi nghĩ để khiến anh ‘sướng’, điều đầu tiên tôi cần làm là hiểu rõ anh đang kỳ vọng gì ở tôi, cả về hiệu quả công việc lẫn cách giao tiếp hàng ngày. Có đúng không ạ?”.
Câu trả lời ban đầu của tôi khiến giám đốc khẽ nhướng mày. Ông gật đầu ra hiệu tôi tiếp tục. Tôi lấy thêm một chút tự tin, trình bày tiếp:
“Nếu được nhận vào vị trí này, tôi tin rằng việc khiến anh ‘sướng’, hay nói cách khác là hài lòng không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành tốt công việc. Tôi sẽ chú ý đến cách tôi lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của anh và đồng nghiệp, đồng thời cố gắng làm việc với sự tận tâm và trách nhiệm. Tôi tin rằng, khi đội ngũ làm việc hiệu quả và mọi người đều cảm thấy thoải mái trong môi trường làm việc, điều đó chắc chắn sẽ khiến anh cảm thấy hài lòng”.
Khi tôi ngừng lời, căn phòng trở nên yên tĩnh. Giám đốc mỉm cười nhẹ, ánh mắt không còn sự sắc lạnh ban đầu, mà thay vào đó là sự hài lòng rõ rệt.
Ông nói: “Tôi đã nghe câu trả lời này rất nhiều lần, nhưng bạn là người đầu tiên khiến tôi cảm thấy mình được tôn trọng và hiểu đúng ý. Tôi sẽ quyết định tuyển dụng bạn”.
Tôi rời khỏi buổi phỏng vấn hôm ấy với sự tự tin cao hơn rất nhiều. Sau này, khi đã chính thức được nhận vào công ty, tôi có cơ hội trò chuyện cùng vị giám đốc nhân sự đó. Ông chia sẻ rằng câu hỏi “Làm thế nào để khiến tôi sướng?” không chỉ là một bài kiểm tra EQ, mà còn nhằm đánh giá sự nhanh trí, kỹ năng giao tiếp và quan điểm xử lý tình huống của ứng viên trong hoàn cảnh khó.
Qua câu chuyện này, tôi hiểu rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc giữ bình tĩnh và lắng nghe là vô cùng quan trọng. Đôi khi, câu trả lời hay nhất không phải là một đáp án “hoàn mỹ,” mà nằm ở cách bạn thể hiện sự chân thành và tinh thần cầu tiến. Hành trình tìm kiếm việc làm của tôi có lẽ đã không thể kết thúc thuận lợi nếu thiếu đi bài học giá trị từ buổi phỏng vấn đó.
Đông