Đối với nhiều người đang tìm việc, mỗi buổi phỏng vấn là một dịp quan trọng để thể hiện bản thân. Các câu hỏi của nhà tuyển dụng thường mang theo những kỳ vọng và cân nhắc về ứng viên.
Trong đó, câu hỏi “Bạn có hay đọc sách không?” tưởng như đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều ẩn ý sâu xa. Người có chỉ số EQ thấp có thể vội vàng trả lời bằng câu “Tôi có”, “Tôi thường xuyên”, trong khi những người có EQ cao sẽ trả lời tinh tế hơn, thể hiện sự chuyên nghiệp và tỉ mỉ.
Có hai nữ ứng viên tham gia phỏng vấn và đều nhận được câu hỏi này. Ứng viên thứ nhất lúng túng, nói rằng cô đọc nhiều sách nhưng khi được yêu cầu liệt kê, cô lại ấp úng, ngượng ngùng. Trái lại, ứng viên thứ hai tự tin chia sẻ về một cuốn tiểu thuyết mà cô vừa đọc. Cô kể chi tiết về các nhân vật, tình huống trong truyện và những bài học sâu sắc mà cô đã rút ra. Thậm chí, ứng viên này còn khéo léo liên hệ tình huống trong tiểu thuyết với công việc mà cô đang ứng tuyển. Nhờ cách trả lời mạch lạc, cô đã được nhận vào làm ngay với mức lương hấp dẫn.
Hàng loạt câu hỏi “hack não” khác
Bên cạnh câu hỏi hóc búa trên, khi tham gia phỏng vấn xin việc, bạn còn có thể gặp nhiều câu khó nhằn hơn từ nhà tuyển dụng.
Chẳng hạn khi được hỏi “Bạn thích điều gì nhất ở công ty?”, bạn đừng chỉ trả lời về thu nhập, chế độ phúc lợi, môi trường mà hãy khéo léo liên hệ với kỹ năng bản thân. Bạn có thể chia sẻ một số kỹ năng là thế mạnh, sau đó liên hệ với những yêu cầu, dự án của công ty. Cách trả lời thông minh này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Còn nếu bị hỏi: “Bao giờ bạn có thể bắt đầu?”, bạn đừng quá lo sợ hay vội vàng đáp “Bất cứ lúc nào”. Những người có EQ cao lại trả lời một cách khéo léo, thể hiện sự chuyên nghiệp và chu đáo. Với câu hỏi này, người tìm việc nên thể hiện rõ ràng sự yêu thích và kỳ vọng của mình đối với công việc. Bạn có thể trả lời: “Tôi rất mong được gia nhập công ty vì tôi tin rằng đây sẽ là nơi phù hợp để tôi phát triển và có một môi trường tốt giúp tôi bộc lộ năng lực”.
Bên cạnh đó, người tìm việc cần thể hiện sự chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm. Bạn có thể nói: “Tôi rất coi trọng công việc này và tự tin vào năng lực chuyên môn. Do đó, tôi sẽ cố gắng để thích nghi với môi trường mới và cống hiến hết mình cho công việc”.
Một câu hỏi khác cũng được nhiều nhà tuyển dụng hỏi là: “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”. Mọi người đều có những khuyết điểm, vì vậy mục đích đầu tiên của người phỏng vấn là tìm hiểu xem bạn có hiểu rõ về bản thân hay không và bạn có nhận thức được những khuyết điểm của mình cần cải thiện hay không.
Mục đích thứ hai là xác định xem bạn có mâu thuẫn với yêu cầu của vị trí bạn đang ứng tuyển hay không. Mục đích thứ ba tất nhiên là để kiểm tra khả năng thích ứng, khả năng diễn đạt và quan trọng nhất là cách tư duy khi gặp vấn đề.
Với câu hỏi này, bạn không nên kiêu ngạo đáp: “Khiếm khuyết lớn nhất của tôi là theo đuổi sự hoàn hảo”, cũng đừng quá tự ti, thành thật kể về những lần mắc lỗi nghiêm trọng. Bạn nên khéo léo đề xuất những khuyết điểm nhỏ có thể thay đổi được, không liên quan gì đến yêu cầu công việc, cộng thêm những giải pháp cụ thể. Tất nhiên bạn cần trả lời bằng ngôn ngữ lịch sự.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, bạn có thể chia sẻ: “Tôi mới ra trường và có thể chưa có nhiều kinh nghiệm như các bạn đi trước. Nhưng tôi đã tham gia nhiều hoạt động liên quan trong thời gian đi học để bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm thực tế”. Nói điều này không chỉ khiến bạn tỏ ra chân thành mà còn khiến công ty không nghĩ rằng bạn cần được đào tạo và quá gây áp lực từ đầu.
Hoặc bạn cũng có thể khéo léo trả lời như sau: “Tôi nghĩ khiếm khuyết lớn nhất và luôn tồn tại đó là thiếu kiến thức. Vì thế, tôi sẽ chăm chỉ học tập mỗi ngày, không ngừng đọc sách khi rảnh để nâng cao chuyên môn”.
Tổng hợp