Tắm rửa là việc làm hàng ngày để vệ sinh cơ thể nhưng làm nó sai cách cũng có thể đưa bạn đến gần hơn với bệnh ung thư.
Cô Liễu ngoài 40 tuổi ở Trung Quốc là một bà nội trợ điển hình, cô dành phần lớn cuộc đời của mình để chăm sóc gia đình và làm việc nhà. Cô cũng đặc biệt chú ý đến sự sạch sẽ và vệ sinh, tắm rửa hàng ngày, cả đông lẫn hè đều không từ bỏ thói quen này.
Tuy nhiên, chỉ mới tháng trước, cô Liễu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư da, đây chắc chắn là một cú sốc bất ngờ đối với cô. Cô luôn cho rằng mình có lối sống lành mạnh thì làm sao có thể mắc bệnh ung thư da?
Để tìm kiếm câu trả lời, cô Liễu đã đến bệnh viện địa phương với hy vọng nhận được lời giải thích và hướng dẫn từ bác sĩ. Tại bệnh viện, cô gặp một bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên về da liễu.
Sau khi hỏi chi tiết cô Liễu về thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh tật của gia đình, bác sĩ đưa ra một lý do có thể xảy ra – liên quan đến thói quen tắm rửa của cô.
Bác sĩ giải thích: “Cô Liễu, mặc dù tắm là một thói quen vệ sinh tốt nhưng tắm quá nhiều, đặc biệt là sử dụng nước quá nóng, thực sự có thể gây hại cho da. Nước nóng có thể làm mất đi lớp dầu bảo vệ trên bề mặt da, và theo thời gian chức năng hàng rào tự nhiên của da bị tổn hại, có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
Ngoài ra, nếu cô không sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm sau khi tắm hoặc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần gây kích ứng, điều này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng da khô. Bác sĩ hỏi cô thường dùng loại sữa tắm nào và kem dưỡng da của nhãn hiệu nào.
Cô Liễu suy nghĩ một lúc rồi trả lời rằng mình chỉ sử dụng các nhãn hiệu phổ biến trên thị trường và chưa bao giờ chú ý đến thành phần của chúng. Bác sĩ khuyên cô nên kiểm tra danh sách thành phần khi về nhà, để xem các sản phẩm đó có chứa các hóa chất như sunfat, cồn, và một số chất bảo quản có thể gây hại cho da hay không.
Vài tuần sau, cô Liễu quay lại tái khám, và sau khi điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ, cô nhận thấy tình trạng da đã được cải thiện, không còn khô như trước.
Ngoài ra, bác sĩ cũng phát hiện ra rằng cô Liễu thích đi dạo vào buổi sáng hoặc buổi tối nhưng hiếm khi quan tâm đến việc có nên thoa kem chống nắng hay không. Thực tế, tia cực tím có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Đừng nghĩ rằng vào những ngày nhiều mây hoặc vào mùa đông, tia cực tím không thể gây hại da. Do đó, bác sĩ đề nghị cô Liễu nên sử dụng kem chống nắng ngay cả vào những ngày nắng không gắt và chọn sản phẩm có chỉ số SPF ít nhất là 30 trở lên.
Bác sĩ cũng khuyên cô Liễu nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả việt quất, dâu tây và anh đào, cũng như các thực phẩm giàu axit béo qmega-3, chẳng hạn như cá và hạt lanh, có thể giúp duy trì sức khỏe và độ đàn hồi của da.
Ngoài ra, bác sĩ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì độ ẩm thích hợp: “Duy trì độ ẩm đầy đủ không chỉ tốt cho sức khỏe. Đối với da, độ ẩm thích hợp có thể tăng cường chức năng rào cản, giảm viêm và khô”.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy