01
Một blogger từng chia sẻ câu chuyện của chính mình như sau:
Năm đầu tiên khởi nghiệp, cô gặp chị Tào, một nhà đầu tư, tại một sự kiện.
Chị Tào rất rộng rãi, sau khi biết cô đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nhân viên vệ sinh, chị Tào đã ngay lập tức giới thiệu cô tới chỗ anh Vương, chủ một khu nghỉ dưỡng tại một khu danh lam thắng cảnh.
Ngay trong cùng ngày, cô ký hợp đồng trị giá 500.000 nhân dân tệ (khoảng 1.6 tỷ đồng) với anh Vương.
Cô ấy rất phấn khởi và nhất quyết mời chị Tào đi ăn tối.
Cô cũng mua một bộ quà tặng chăm sóc da trị giá hơn 10.000 nhân dân tệ (khoảng 32 triệu đồng) để bày tỏ lòng cảm ơn.
Nhưng kể từ sau lần đó, hai người không còn giữ liên lạc với nhau.
Cô cảm thấy lúng túng, cho đến khi anh Vương làm cô tỉnh ngộ bằng một câu:
Cô nợ người ta một ân huệ 500.000 nhân dân tệ, rồi nhất định phải trả lại cho cô ấy bằng 10.000 nhân dân tệ, nợ ân tình đã trả rồi, đương nhiên sẽ không cần phải duy trì liên lạc với nhau.
Cô chợt nhận ra điều gì đó.
Nhưng hiện tại mọi chuyện đã rồi, làm sao có thể bù đắp?
Anh Vương lại đưa ra một gợi ý khác cho cô: làm phiền cô ấy một lần nữa.
Cô đã làm như được bảo và gọi cho chị Tào nói giữa cô và anh Vương xảy ra chút hiểu lầm, hỏi thăm không biết liệu chị Tào có thể giúp cô đứng ra làm hòa cho đôi bên hay không.
Chị Tào đồng ý.
Sự việc đã được giải quyết mà không cần tốn nhiều công sức, chị Tào rất vui mừng.
Nhưng lần này, cô lại nói với người chị của mình rằng, “Lần này chị thực sự đã giúp đỡ em rất nhiều, em thấy chị cũng khá bận rộn nên lần này không mời chị ăn tối nữa, lần sau có việc gì chị cứ gọi em, em lập tức sẽ có mặt.”
Ba ngày sau, cô nhận được cuộc gọi, chị Tào có lời mời cô đào tạo nhân viên trong công ty của mình.
Cô vui vẻ đồng ý, nói rằng mình cũng vừa phát triển một khóa học liên quan và có thể đào tạo miễn phí.
Chi phí đào tạo trong 3 tuần đầu tiên là 150.000 tệ cô ấy sẽ là người trả.
Tới tuần thứ tư, chị Tào đã giới thiệu cô với một số ông chủ, và lợi nhuận từ những cuộc đàm phán hợp tác này gấp ba lần chi phí 150.000 tệ mà cô bỏ ra.
Bạn thấy đấy, nhiều khi chúng ta sợ nợ ân huệ của ai đó, và khi nhận được ân huệ của người khác, chúng ta liền nghĩ cách trả ơn ngay lập tức.
Nhưng nữ blogger sử dụng kinh nghiệm thực tế của mình để nói với chúng tôi: Ân tình là thứ không thể trả hết và cũng không cần trả hết.
Ân tình giống như việc sơn một bức tường, bạn giúp tôi tôi giúp bạn, sơn lớp này tới lớp khác, mối quan hệ sẽ ngày càng khăng khít hơn.
“Hiệu ứng Franklin” còn nói: những người đã từng giúp đỡ bạn trước đây sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn thêm lần nữa hơn là những người từng được bạn giúp đỡ,
Vì vậy, làm thế nào bạn có thể nhờ ai đó giúp bạn tới lần thứ hai?
Đừng sợ nợ ân tình và biết cách trả ơn, có như vậy, quý nhân mới không ngừng xuất hiện bên cạnh bạn.
02
Lý Tuyết Cầm, một diễn viên người Trung Quốc, từng đề cập trong một chương trình rằng cô là người rất sợ mang lại rắc rối cho người khác và chưa bao giờ nhờ ai giúp đỡ.
Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, cô không muốn tâm sự với bạn bè; khi gặp khó khăn trong công việc, cô thà tự mình làm việc chăm chỉ còn hơn dám nhờ người giỏi hơn mình cho lời khuyên.
Sau này, cô thừa nhận mình đã bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá vì tâm lý này.
Nhiều người nghĩ rằng yêu cầu giúp đỡ là làm phiền người khác, nhưng thực tế không phải vậy.
Giống như nhà văn Lý Thượng Long từng nói:
Sâu bên trong mỗi người đều có mong muốn sâu sắc được trở thành thầy của người khác, và việc nhờ người khác giúp đỡ, bản thân nó đã là một lời khen ngợi.
Miễn là bạn không vượt quá giới hạn và chủ động mở lời, vậy thì những người khác sẽ sẵn lòng chia sẻ sự hiểu biết và nguồn lực của họ.
Khi Jobs còn trẻ, ông muốn thiết kế một thiết bị cơ khí nhưng lại gặp khó khăn trong việc chế tạo bộ đếm tần số.
Sau nhiều nỗ lực không có kết quả, Jobs chộp lấy điện thoại và gọi cho Bill Hewlett ở Palo Alto, California.
Sau khi cuộc gọi được kết nối, Jobs thẳng thắn đi vào vấn đề: “Chào Ngài, tôi tên là Steve Jobs, một học sinh cấp hai. Tôi muốn làm một chiếc máy đếm tần số, không biết ông có thiết bị dự phòng nào có thể cho tôi mượn được không?”
Ở đầu bên kia điện thoại, Bill Hewlett, 54 tuổi, mỉm cười.
Nhưng ông không từ chối Jobs mà kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của Jobs.
Cuối cùng, Bill Hewlett không chỉ đưa cho Jobs thiết bị đếm tần số mà còn mời ông thực tập tại công ty của mình.
Bill Hewlett là ai?
Bố già nổi tiếng của Thung lũng Silicon, người sáng lập Hewlett-Packard, một sự hiện diện thần thánh ở Thung lũng Silicon.
Ngay từ khi còn nhỏ, Jobs không ngại nhờ những tên tuổi lớn như vậy giúp đỡ mình. Điều này không chỉ giải quyết được các vấn đề kỹ thuật mà còn mở ra cho ông một cánh cửa tương lai.
9 năm sau, Jobs và người bạn đồng hành của mình thành lập Apple dưới tầng hầm và sản phẩm của họ trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Và tất cả đều bắt nguồn từ lời cầu cứu dũng cảm năm 1967.
Như chính Jobs đã nói: Hầu hết mọi người không bao giờ sẵn lòng nhấc máy và không bao giờ yêu cầu sự giúp đỡ, điều này đôi khi chính là thứ phân biệt người hành động và kẻ mơ mộng.
Quý nhân, là tự bản thân tìm thấy.
03
Nhiều năm trước, tôi là thực tập sinh tại một công ty quan hệ công chúng nổi tiếng. Nhiều người trong văn phòng có những cái tên mà tôi thường thấy trên báo và tạp chí.
Lúc đầu, tôi luôn rất để tâm tới mọi thứ, tôi luôn lo sợ mình nói hoặc làm sai chứ đừng nói đến việc làm phiền người khác.
Không hiểu cũng không dám hỏi, không hiểu thì tự mình đi tìm lời giải, điều này khiến kết quả công việc khá trì trệ.
Nhưng với một cô gái khác cùng nhóm với tôi thì lại khác.
Người tiền bối đưa chúng tôi đi phỏng vấn, và cô ấy hỏi đủ thứ câu hỏi mà khi đó tôi thấy khá trẻ con trên đường đi.
Cô ấy không biết cách viết bài phỏng vấn và luôn đặt câu hỏi với những người đã có kinh nghiệm, cô ấy thậm chí còn học được một số kỹ năng sử dụng máy tính từ một chuyên gia kỹ thuật ở bộ phận bên cạnh.
Chúng tôi nghĩ rằng sẽ không có ai thích cô ấy.
Trên thực tế, điều ngược lại mới đúng: mọi người chào đón cô bằng một nụ cười, và cô nhanh chóng trở thành gương mặt quen thuộc cả trong và ngoài văn phòng.
Trong buổi đánh giá cuối cùng, cô ấy cũng trở nên nổi bật giữa đám đông thực tập sinh mới vào nghề và trở thành người đầu tiên ký hợp đồng lao động.
Sau khi quan sát kỹ cô ấy, tôi thấy rằng cô ấy không chỉ là “người có năng lực” mà còn có một sự tự tin và điềm tĩnh xuất phát từ tận đáy lòng.
Khi gặp khó khăn, cô luôn có thể tìm đúng người và chủ động nhờ giúp đỡ; khi người khác cần cô, cô ấy cũng sẽ giúp đỡ lại một cách chân thành.
Dám mắc nợ người khác là một loại tự tin, biết cách trả nợ là một loại trí tuệ.
Sức mạnh của một cá nhân là rất hạn chế.
Nếu bạn có sự tự tin là chính mình và can đảm nhờ người khác giúp đỡ, quý nhân sẽ không ngần ngại mà giúp đỡ bạn hết lần này tới lần khác.