Người ta thường dùng từ “định mệnh” để lý giải cho nhiều sự việc. Nhưng có những điều tưởng như là tình huống bất ngờ, không thể dự đoán trước được thực ra lại được hình thành từ trong tiềm thức của chính chúng ta.
Ví dụ, một người thể hiện bản thân với thế giới bên ngoài thông qua giao tiếp, cách sử dụng ngôn từ. Nói cách khác, những nhận định mà người đó đưa ra là kết quả từ suy nghĩ trong tiềm thức của họ. Vì vậy khi tương tác, chúng ta có thể hiểu được cảm xúc sâu xa nhất của một người bằng cách quan sát ngôn ngữ và những từ ngữ được lặp lại thường xuyên.
Mặt khác cảm xúc có tính lan truyền, giống như câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Khi bạn tương tác và chia sẻ với người yếu đuối, suốt ngày nói lời tiêu cực thì suy nghĩ, năng lượng của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, có xu hướng tiếp thu và tiếp tục lan truyền sự tiêu cực
Vì vậy nếu ai đó xung quanh bạn thường nói 3 câu này thì hãy tránh xa càng nhanh càng tốt. Bởi lẽ ở gần họ sẽ rất chán nản, bi quan và tràn đầy năng lượng tiêu cực.
1/ “Phải làm thế nào bây giờ?”
Những người thường xuyên nói câu này có khả năng phán đoán tương đối thấp. Điều đó cho thấy tiềm thức của họ thực sự mơ hồ, không biết phải giải quyết vấn đề mình gặp phải bằng cách nào, tư duy tích cực ngày một yếu đi.
Trong một thời gian dài, nếu họ liên tục hỏi “Phải làm thế nào bây giờ?” thì đây là kết quả của một sự ức chế được tích lũy lâu dài. Kiểu người này thường dễ bất an và phụ thuộc, hay hy vọng sẽ dùng sự yếu đuối của mình để nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
Những lời người này nói ra cũng là đại diện cho sự bất lực của chính họ. Trong tiềm thức, đó là người yếu đuối, luôn hy vọng tìm được nơi để dựa dẫm, thay mình gánh vác trách nhiệm. Dần dần họ ít có ý tưởng sáng tạo và sự nhạy bén, mất đi khả năng phán đoán khi gặp vấn đề.
2/ “Thế nào cũng được!”
Có thể nói “Thế nào cũng được!” là biểu tượng của sự dễ dãi và thoải mái. Nhưng nó chỉ đúng trong các vấn đề hàng ngày. Còn trong một số sự kiện lớn của đời người hoặc đứng trước những quyết định quan trọng, nếu một người vẫn cứ xử lý như vậy thì điều này thực sự cho thấy họ không có quan điểm và ý tưởng của riêng mình.
Kiểu người này không muốn chịu trách nhiệm và có xu hướng tự ti. Họ không dám bày tỏ ý kiến của mình, cho rằng người khác nói gì cũng được, từ đó kiềm chế bản thân và chấp nhận sự sắp đặt của người khác.
Các nhà tâm lý học phân tích rằng loại người này thường không được coi trọng trong gia đình hay tập thể. Họ nghĩ rằng mọi thứ đều có thể do người khác sắp xếp vì ngay cả bản thân họ cũng chưa chịu trách nhiệm được. Trong tiềm thức của mình, họ cũng cho rằng bản thân khá yếu đuối, không thể đối mặt với sự bất ổn và rủi ro.
3/ “Bạn nên làm thế này!”
Những người thường xuyên nói câu này có tính cách mạnh mẽ, ý chí chiếm hữu cao nên trong quá trình giao tiếp luôn muốn ý kiến và quan điểm của mình được đối phương chấp nhận. Họ muốn thông qua suy nghĩ của bản thân để kiểm soát người khác, ép buộc người khác phải nghe theo sự sắp xếp của mình.
Giao tiếp với những người như vậy rất mệt mỏi. Bởi lẽ bạn không có cơ hội và không gian để thể hiện bản thân, thái độ đàn áp của đối phương cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nếu một người trong gia đình có tính cách như vậy, cả nhà cũng dễ rơi vào tình cảnh mất hòa khí, khó được hạnh phúc vì không ai muốn sống trong sự ràng buộc.
Không chỉ kiềm chế người khác, dùng câu nói này để ức chế bản thân cũng là một suy nghĩ không lành mạnh, cần phải điều chỉnh ngay.
___
Chúng ta không thể nhìn thấu được trái tim của một người, nhưng có thể lắng nghe lời nói và quan sát thói quen để hiểu đối phương là người thế nào, cảm xúc của anh ta ra sao, liệu có phù hợp để kết thân hay không. Nếu biết đối phương ẩn chứa năng lượng tiêu cực mà vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ mật thiết thì bạn sẽ dễ bị đồng hóa về mặt cảm xúc, ảnh hưởng không tốt. Vì vậy hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách tránh xa đi nhé!
(Nguồn: Baidu)