Theo đó, cô gái họ Hạ, 24 tuổi, là một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học. Gần đây, cô đã tham gia phỏng vấn ở nhiều công ty khác nhau. Trong số đó, có một công ty đã thông báo nhận cô vào làm ngay – ở vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng. Hạ nhớ lại hôm ấy cô ăn mặc chỉnh tề, mang theo hồ sơ đến phỏng vấn từ 10 giờ sáng. Cùng thời điểm với cô, có hai ứng viên khác, một nam và một nữ, đều có ngoại hình chỉn chu, ưa nhìn và trông chững chạc.
Sau khi giới thiệu về bản thân, trao đổi về các kiến thức chuyên môn, kỹ năng trong công việc giữa đôi bên đã hoàn thành, không ai có thêm bất kỳ thắc mắc gì, người được giới thiệu là sếp ra một câu hỏi cho cả ba người. “Cái gì càng tức giận càng lớn?”, vị sếp này đặt câu hỏi. Gương mặt của các ứng viên đều hiện lên sự lo lắng nhất định. Thậm chí vị sếp này còn cho phép cả ba dùng điện thoại tìm câu trả lời. Song không ai có ý định sử dụng điện thoại, bởi theo lẽ thường đây được xem như là việc sử dụng tài liệu. “Có vẻ không phù hợp lắm”, ứng viên số 1 rụt rè nói.
Sau 5 phút suy nghĩ, cô gái này thất vọng đưa ra đáp án: “Xin lỗi, em không có câu trả lời cho câu hỏi này. Nếu được, anh có thể cho em một số câu hỏi liên quan đến công việc được không?”. Vị sếp này sau khi nghe xong liền cười và từ chối. Anh nói thẳng: “Công việc thì chúng tôi vừa hỏi rồi nhưng ở vị trí này chúng tôi cần một người phù hợp hơn. Rất tiếc phải thông báo bạn chưa phù hợp. Cảm ơn bạn”.
Theo sếp, anh đưa ra câu hỏi này vì đây là đang tuyển dụng vị trí sẽ lên kế hoạch, triển khai các chính sách chăm sóc khách hàng… nên câu hỏi này đang muốn test EQ, IQ và cả khả năng xử lý tình huống. Thế nên, nếu bạn chưa có câu trả lời thì đồng nghĩa với việc bạn chưa phù hợp với vị trí này, chứ không đánh giá việc bạn có giỏi hay không.
Nghe đến đây, ứng viên thứ hai càng trở nên lo lắng hơn. Anh chàng này đưa ra đáp án: “Là ngực. Bởi càng tức giận thì thở càng mạnh hơn… trông to hơn”. Câu trả lời này khiến nhà tuyển dụng lắc đầu.
Đến người thứ 3 cũng là nữ sinh viên mới ra trường nêu trên. Sau một hồi suy nghĩ, cô rụt rè đáp: “Nóng nảy”. Sau đó, Hạ liền lý giải thêm: “Càng tức giận thì sự nóng nảy (ý chỉ những hành động, lời nói thiếu kiểm soát) của bạn càng lớn hơn.
Thế nên, trong nhiều trường hợp chúng ta phải biết kiểm soát hoặc kìm nén sự tức giận của mình, tránh để nó bùng phát lên như một ngọn lửa, khiến bạn có những hành vi sai lầm, khó lòng sửa chữa”.
Sau khi nghe được đáp án từ cô gái này, nhà tuyển dụng vô cùng ưng ý, liền nhận cô vào làm việc ở vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng. Nam giám đốc cho rằng cô gái đã có câu trả lời khá phù hợp, sự lý giải cũng hợp lý, logic – đây là ứng viên mà công ty anh đang tìm kiếm.
Nhiều bình luận khen ngợi cô gái thông minh, có EQ cao. Bởi, thường trước những câu hỏi thêm không thiên về kiến thức chuyên môn mà có dạng “đánh đố” như trên sẽ khiến nhiều người lúng túng, sớm bộc lộ yếu điểm.
Thế nên, ngày nay nhiều nhà tuyển dụng xem đây như một cách thức để thử thách các ứng viên của mình. Nữ sinh viên mới ra trường đã có câu trả lời khéo léo, đi vào trọng tâm. Hơn nữa, điều này cũng thể hiện cô gái có cả IQ lẫn EQ, biết phân tích, đặt để câu hỏi trong tình huống phù hợp để đưa ra đáp án vừa vặn.
– “Nó như một bài test EQ và cả IQ luôn đó. Nhiều khi có thể câu trả lời của bạn không đúng, chưa chính xác hoàn toàn nhưng nếu bạn có cách ứng xử khéo léo hơn thì người ta cũng sẽ ghi nhận thôi”.
– “Thế mới thấy nhiều khi không thể đánh giá hết kinh nghiệm dựa trên số tuổi. Bởi nhiều bạn trẻ bây giờ người ta giỏi lắm”.
– “Có thể bạn ấy không có nhiều kinh nghiệm bằng hai người kia nhưng câu trả lời của bạn này cho thấy kỹ năng xử lý tình huống và góc nhìn trong một câu chuyện rất tốt và hơn hết bạn này lại còn trẻ trung nữa chứ. Nên được nhận vào làm là điều hiển nhiên”.
– “Sao bạn này có thể nghĩ ra câu trả lời đó được nhỉ quá thông minh đi”.
– “Tôi cứ nghĩ là không ai có thể trả lời câu hỏi này của nhà tuyển dụng chứ”.
Trần Hà