Chẳng hạn, gần đây có một người đã đăng lên mạng xã hội đề toán của con đang học tiểu học, nhờ các phụ huynh và giáo viên khác tìm ra lời giải và đáp án. Cụ thể, đề bài như sau: Cho phép tính 20:2X = 5, hỏi X là bao nhiêu?
Đáp án đúng được cô giáo đưa ra là 0,5. Lời giải của giáo viên như sau:
Phép tính 20 : 2X = 5, viết lại thành: 20 : 2 x X = 5.
Nói cách khác: 10 x X = 5. Vậy X = 5:10 = 0,5.
Tuy nhiên, trong bài đăng của vị phụ huynh trên, nhiều người phản bác đáp án đúng của bài toán phải là 2. Lời giải của họ như sau:
Phép tính 20 : 2X = 5, viết lại thành: 20 : (2 x X) = 5.
Nói cách khác: 2 x X = 20:5 = 4. Vậy: X = 4:2 = 2.
Bài toán gây tranh cãi trên MXH đến mức phóng viên đã liên hệ với giáo viên Toán tại một trường Tiểu học ở quận Xa Hà Khẩu (Trung Quốc). Giáo viên này nhận định người ra đề đã giải đúng, kết quả bài toán này là 0,5.
Thực chất, bài toán cần được giải theo quy tắc đặt dấu ngoặc vào phép tính. Cụ thể, nếu biểu thức không có dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính theo thứ tự: Lũy thừa -> Phép tính nhân và chia -> Phép tính cộng và trừ.
Ví dụ: a:b:c = (a:b):c.
Nếu có dấu ngoặc và phép tính có dấu chia (:), thì phải đối dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
Ví dụ: a:b:c = a:(bxc).
Do vế “2X” trong bài toán không có dấu ngoặc nên ta dùng quy tắc đầu tiên. Như thế, đáp án đúng là 0,5.