Đã là bậc cha mẹ, ai chẳng muốn con mình sau này lớn lên thành đạt. Nhưng bạn phải hiểu rằng, có một số việc, thực sự không phải chỉ “mong muốn” là có thể đạt được, mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
Trong phong cách dạy con của một số gia đình, tồn tại 3 phương pháp cứng ngắc làm cản trở tương lai của con cái. Thêm vào đó, có một số bố mẹ coi con cái như là “sổ thành tích” duy nhất của mình, dồn hết tâm sức và tâm lực lên con. Dù có mong mỏi đến mấy, phụ huynh cũng không thể đổi lấy một kết cục như ý chỉ vì những chỉ điểm sai lầm trong cách dạy con.
Tóm lại, việc con cái công thành danh toại hay không, đôi khi thực sự không phải cứ nỗ lực là có thể đạt được.
1. Phương pháp giáo dục sai lầm của cha mẹ có thể phá hủy tương lai của con
Trong cuộc sống thực tế, nếu muốn con cái có thành tích, học vấn và công việc ổn định, cha mẹ phải có phương pháp dạy con phù hợp.
Thật buồn là, rất nhiều cha mẹ chẳng tích lũy được bất cứ kinh nghiệm hữu ích nào trên hành trình giáo dục con cái dẫn đến việc phương pháp giáo dục đi chệch hướng, cuối cùng thứ nhận lại chỉ là một mớ bòng bong.
Sự phát triển của con cái và phương pháp giáo dục của cha mẹ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Phương pháp giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức phát triển, tâm lý và nhân cách của trẻ em. Cha mẹ cung cấp kiến thức, kỹ năng, giá trị và mô hình hành vi mà con cái thường học hỏi và bắt chước. Nếu phương pháp giáo dục đúng đắn và phù hợp, nó có thể giúp trẻ trở nên tự tin, độc lập và thành công trong tương lai. Ngược lại, nếu phương pháp giáo dục sai lầm, nó có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến cơ hội và khả năng phát triển của trẻ.
Tóm lại, phương pháp giáo dục con đúng đắn hết sức quan trọng vì nó đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, cả về mặt trí tuệ, tình cảm và xã hội. Giáo dục đúng đắn giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề. Điều này tạo điều kiện cho trẻ phát triển mạnh mẽ, tự tin và có khả năng thích nghi tốt trong môi trường xã hội. Nó còn ảnh hưởng đến việc hình thành giá trị sống và kỳ vọng nghề nghiệp của trẻ sau này. Cha mẹ thông qua giáo dục cũng truyền đạt kinh nghiệm, văn hóa, trí tuệ và tình yêu thương, từ đó giúp trẻ có khả năng phát triển tiềm năng của mình một cách tốt nhất.
2. Lòng tốt của cha mẹ đôi khi lại trở thành rào cản lớn nhất
Chính việc cha mẹ không cung cấp nguồn lực và hướng dẫn đúng đắn, lại trở thành vật cản lớn nhất trên đường đời của con cái. Nắm bắt phương pháp giáo dục đúng và tích lũy đủ kiến thức là trách nhiệm mà cha mẹ cần thực hiện trong hành trình đầy khó khăn này.
Cha mẹ chăm sóc con cái vất vả, điều đó không sai, nhưng để con cái thành đạt, không chỉ dừng lại có vậy mà còn cần cả những nỗ lực đúng đắn. Nếu cha mẹ không có khả năng này, lại đưa ra một đống lời khuyên sai lầm, hậu quả thực sự quá đáng tiếc.
Có những đứa trẻ rõ ràng có cơ hội tốt và triển vọng phát triển tốt, nhưng cha mẹ lại cứng ngắc khước từ tất cả, mà đưa ra vô số lời khuyên sai lầm. Cuối cùng, trẻ em mất cơ hội được phát triển trong lĩnh vực mà mình thật sự mạnh.
Ý kiến của cha mẹ thường có ảnh hưởng lớn đến con cái, nhiều lúc, con cái sẽ chọn nghe theo lời cha mẹ, dù những lời khuyên này đã xa rời thực tế.
Điều này không phải đã trở thành rào cản thực sự sao?
Lòng tốt của cha mẹ lại khiến con cái đi sai đường, những “lòng tốt” như thế thực sự là lợi bất cập hại.
Vậy làm sao để đưa ra lời khuyên đúng đắn?
Để làm được điều này, việc đầu tiên là cha mẹ cần hiểu rõ con cái của mình, nhận biết sở thích, đam mê cũng như năng lực và giới hạn của chúng. Quan sát và lắng nghe là hai yếu tố quan trọng giúp cha mẹ có cái nhìn khách quan và toàn diện về con mình. Thông qua sự quan sát và giao tiếp, cha mẹ nên khuyến khích con thử nghiệm nhiều hoạt động khác nhau để từ đó nhận ra đâu là con đường phù hợp với bản thân mình.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tâm lý học và phương pháp giáo dục hiện đại. Không ngừng học hỏi để có thể cập nhật những thông tin mới, từ đó có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn, dựa trên cơ sở khoa học và thực tế.
Cha mẹ nên tránh thúc đẩy con cái theo đuổi sự nghiệp hay lối sống mà mình mong muốn nếu nó không phản ánh đúng nguyện vọng và khả năng của con. Thay vì đặt nặng kết quả, cha mẹ cần tập trung vào quá trình học hỏi, khám phá và phát triển kỹ năng của con. Hãy động viên con cái đặt mục tiêu và tự lập kế hoạch để đạt được chúng, khiến chúng cảm thấy rằng bản thân mình là người chủ động trong việc lựa chọn tương lai của mình.
Đồng thời, cha mẹ cũng cần phải là người bạn đồng hành, sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ con cái mỗi khi chúng gặp khó khăn, nhưng cũng phải biết đứng lên một bên để con tự mình giải quyết vấn đề khi cần thiết. Những bài học từ việc tự giải quyết vấn đề sẽ giúp con cái trở nên mạnh mẽ và độc lập hơn.
Cuối cùng, cha mẹ không nên quên việc truyền đạt những giá trị sống tích cực và cung cấp một môi trường yêu thương, an toàn để con cái có thể tự tin bước đi trên con đường mình đã chọn. Bằng cách này, cha mẹ không chỉ giúp con cái đi đúng hướng mà còn trở thành nguồn động viên, nâng đỡ tinh thần quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng.
3. Cha mẹ không thể cung cấp một bầu không khí gia đình hòa thuận cho con cái
Một vài cha mẹ có thể không hiểu một điều: môi trường gia đình quan trọng thế nào đối với sự phát triển của con trẻ.
Thực tế mà nói, một bầu không khí gia đình ổn định và hòa thuận sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc đời của trẻ em. Thử nghĩ mà xem, nếu như trong một gia đình lúc nào cũng cãi vã ầm ĩ, con cái sớm muộn gì cũng sẽ bị căng thẳng tột cùng, không thể nào tập trung vào việc học, và cuối cùng thành tích học tập sẽ tụt dốc không phanh, tâm lý bị ám ảnh nặng nề.
Trong cuộc sống, những gia đình lúc nào cũng cãi cọ, mắng nhiếc lẫn nhau… chính là đang áp đặt áp lực lên trẻ một cách vô hình.
Bạn nghĩ con vì còn nhỏ tuổi nên không thể cảm nhận được à? Bạn nhầm rồi, chúng hiểu rõ hơn bất cứ ai.
Bầu không khí gia đình như vậy chỉ khiến trẻ em trở nên nhút nhát, sống cuộc đời đơn độc, thậm chí không có can đảm để đối mặt với thử thách.
Hỏi xem, trong môi trường như thế, trẻ có thể tập trung vào việc học hành không? Việc thành tích học tập sụt giảm cũng là điều sớm muộn mà thôi.
Mối quan hệ của cha mẹ là trung tâm của gia đình, một mối quan hệ vợ chồng ổn định sẽ quyết định trực tiếp đến việc liệu trẻ có thể phát triển trong một môi trường an toàn, ổn định hay không.
Còn đáng sợ hơn, một số bậc cha mẹ không chỉ nổi giận với bạn đời mà còn coi con cái là cái bia để xả stress. Những bậc cha mẹ có thói quen mắng nhiếc trẻ có lẽ không hiểu rằng, mỗi lời nói cay nghiệt của họ đều đang phá hủy lòng tự trọng của con cái.
Trẻ em không có tâm hồn mạnh mẽ như người lớn, chúng không thể chịu đựng nhiều cảm xúc tiêu cực như vậy. Nếu không có khả năng chịu đựng cảm xúc tiêu cực mà cứ phải chịu đựng, không sớm thì muộn chúng cũng mất đi động lực trong cuộc sống, bị áp lực đè nặng đến không thể tìm thấy lối thoát.
Một gia đình như thế, chắc chắn sẽ gieo rắc vô số nguy hại cho tương lai của trẻ em.
Theo Baidu
Đông