Khi phân chia tài sản, Trương Quang đồng ý để lại ngôi nhà cho vợ cũ vì cô chăm sóc hai đứa trẻ. Hơn nữa, anh muốn ngôi nhà sẽ được chuyển cho con trai sau này. Vì vậy, anh đã chuyển quyền sở hữu ngôi nhà cho vợ cũ với điều kiện cô không được thế chấp, bán đấu giá hay chuyển nhượng. Ngôi nhà chỉ có quyền sử dụng suốt đời, và quyền sở hữu cuối cùng sẽ thuộc về con trai anh.
Tuy nhiên, khi con trai ngày càng lớn, Trương Quang nhận thấy cậu bé ngày càng không giống mình. Đến năm 2020, anh quyết định thực hiện xét nghiệm ADN và kết quả cho thấy: cậu bé không phải là con của anh. Bàng hoàng trước kết quả, anh Trương quyết định kiện vợ cũ ra tòa.
Anh cho rằng cô đã phản bội mình trong thời gian hôn nhân và điều quan trọng nhất là con trai không phải con đẻ của anh. Trương Quang khẳng định anh không thể để ngôi nhà này cho con trai khi mà cậu bé không phải là máu mủ của mình.
Trong phiên tòa, mẹ của Trương Quang, tức là “bà nội” của đứa trẻ, đã công khai chỉ trích con dâu cũ vì không giữ gìn đạo đức. Không ai ngờ, đối phương đã bình tĩnh đáp lại: “Đứa cháu này thực sự là cháu của bà, mặc dù không phải là con của Trương Quang, nhưng là con của em trai anh ấy. Hay nói cách khác, cậu bé là con của con trai út của bà.”
Sự thật được phơi bày, tất cả mọi người có mặt đều kinh ngạc. Họ không thể ngờ rằng sự thật lại như vậy.
Cuối cùng, tòa án phán quyết căn nhà không được trả lại cho Trương Quang mà vẫn thuộc về người vợ cũ. Tuy nhiên, cô phải tự mình trả nốt phần nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, cô ta cũng cần phải bồi thường cho chồng cũ 120 nghìn NDT (khoảng 420 triệu đồng).
Sau vụ kiện này, người vợ cũ của Trương Quang phải tự mình nuôi con đồng thời phải trả nợ ngân hàng cùng số tiền bồi thường cho anh. Theo tính toán, nếu bán nhà, cô mới có tiền đủ để trang trải.
Do vậy, sau khi tìm hiểu các điều luật và tham khảo ý kiến luật sư, cô ta đã kiện người cha ruột của con trai mình – em trai của Trương Quang – ra tòa, yêu cầu anh ta phải chịu trách nhiệm trả tiền cấp dưỡng và chi phí giáo dục cho đứa trẻ. Cuối cùng, người cha ruột của đứa trẻ cũng phải ly hôn với vợ mình sau sự việc này. Anh ta không chỉ phải trả tiền cấp dưỡng hàng tháng cho đứa con mà giờ đây đã là con ruột của mình, mà còn đánh mất gia đình hiện tại.
Câu chuyện sau khi được đăng tải đã khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Trương Quang có quyền yêu cầu phân chia lại tài sản sau khi phát hiện con trai không phải con đẻ của mình, bởi theo Bộ luật Dân sự Trung Quốc, người không có lỗi trong việc ly hôn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu đối phương vi phạm một trong các trường hợp sau: 1) có con với người khác khi chưa ly hôn; 2) sống chung như vợ chồng với người khác; 3) gây ra bạo lực gia đình; 4) ngược đãi hoặc bỏ rơi thành viên gia đình; 5) có lỗi lầm nghiêm trọng khác. Và trong vụ án này, vợ cũ của anh là người có lỗi trong hôn nhân vì cô đã ngoại tình với người khác.
Người phụ nữ trong câu chuyện yêu cầu cha ruột của con trai mình phải trả tiền cấp dưỡng cũng là điều hợp lý.
Vụ án kỳ lạ này đã kết thúc, nhưng cũng là một bài học nhắc nhở về tầm quan trọng của sự trung thực trong hôn nhân. Bất kỳ sự phản bội nào cũng chỉ gây tổn thương cho người trong cuộc và có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến các đứa trẻ.
Một đứa trẻ còn quá nhỏ đã phải chứng kiến hai phiên tòa vì vấn đề của người lớn. Chắc chắn chúng sẽ nghe thấy những lời đàm tiếu xung quanh mình, và khi biết được toàn bộ sự thật, chúng có thể cảm thấy tự ti. Điều này có thể gây ra những tổn thương sâu sắc và làm gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tâm lý trong tương lai của trẻ.
Theo Sohu