Mới đây, trong nhóm “Vén khéo”, một người phụ nữ ẩn danh (tạm gọi là chị A.) đã chia sẻ khó khăn tài chính gia đình, cũng như câu chuyện của bản thân nhờ CĐM đưa ra lời khuyên.
Chị A, cho biết, vợ chồng chị có tổng thu nhập là 35 triệu đồng/tháng. Hàng tháng, gia đình chị chi tiêu như sau:
– Tiền điện nước: 2 – 3 triệu đồng/tháng
– Tiền cháo cho con: 1 triệu đồng
– Đưa ông bà nội: 4 triệu đồng.
Chị A. tâm sự thêm, vợ chồng chị phải mua sắm mọi thứ trong gia đình, từ những vật dụng nhỏ nhất. Ông có lương hưu 4 triệu đồng/tháng, bà bán hàng cũng có tiền nhưng không hỗ trợ cho con cháu.
“Ban đầu về ở cùng nhà chồng, mình bảo với bà rằng muốn đóng góp để chi tiêu nhưng bà lại giao hết cho vợ chồng mình từ A – Z. Mình mới có 1 con, nên cũng muốn tiết kiệm để con cái học hành và con sinh thêm em bé. Nhưng cứ thế này thì tháng nào hết tháng đất, không bỏ ra được đồng nào.
Lúc lấy nhau, ông bà cũng không cho đồng nào, 2 vợ chồng phải tự làm và tiết kiệm từ ngày lấy nhau. Mình nên làm thế nào ạ”. chị A. buồn rầu.
Chị A còn chia sẻ thêm, hai vợ chồng chị sống ở vùng quê ngoại thành Hà Nội, hằng ngày vẫn đi vào thành phố làm việc nên chi phí xăng xe cũng khá tốn kém.
Trước tình huống khó xử của gia đình chị A., nhiều người khuyên chị nên sớm dọn ra ở riêng để tránh những mâu thuẫn có thể nảy sinh, và cũng để tự quản lý tài chính cho tổ ấm riêng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nếu ra ngoài sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí như: tiền thuê nhà, tiền gửi con đi học,… Một số người lại cho rằng, chị A. là nàng dâu nhỏ nhen, tính toán với bố mẹ chồng, bởi dù sao chị vẫn đang sống trong nhà bố mẹ, được bố mẹ chăm con và lo liệu việc nhà.
Nên sống chung hay sống riêng với gia đình chồng sau khi kết hôn?
Chuyện sống riêng hay sống chung với bố mẹ chồng vẫn luôn là điều khiến nhiều người tranh cãi. 1 bộ phận cho rằng chỉ có nàng dâu dại mới xin ở riêng với nhà chồng. Vì ở chung với bố mẹ chồng, vợ chồng sẽ tiết kiệm được tiền nhà (nhất là với những người chưa có tiền mua nhà riêng); có ông bà giúp trông nom, săn sóc con cái; nhiều nàng dâu cơm nước còn không cần phải nấu, đi làm về là đã có sẵn cơm ăn…
Bên còn lại thì giữ quan điểm vợ chồng nên ra ở riêng. Vì dù bố mẹ chồng có dễ tính đến mấy thì đôi khi cũng không tránh được những mâu thuẫn, xích mích với con dâu, đấy là chưa nói đến những bố mẹ chồng trái tính trái nết, luôn tìm cách soi xét con dâu. Vậy nên, ra ở riêng, con dâu và bố mẹ chồng sẽ ít có điều kiện để xô xát với nhau.
Bên nào cũng có những lý lẽ riêng và hợp tình hợp lý để bảo vệ quan điểm của mình. Thế nhưng, có lẽ phải ở trong từng trường hợp cụ thể thì ta mới có thể biết được mình nên nghiêng theo bên nào.
Trước vấn đề ở chung hay ở riêng với bố mẹ chồng, người khó xử nhất chính là người chồng. Bởi họ không thể bỏ bố mẹ – người đã sinh ra mình, cũng chẳng thể bỏ vợ – người mà mình yêu thương. Mà để giữ được trọn cả bên tình – bên hiếu đòi hỏi người đàn ông phải có đủ bản lĩnh, vững vàng, quyết đoán và cả sự khéo léo để làm cầu nối giữa 2 bên khi cần thiết.
Tổng hợp
Ứng Hà Chi