Câu chuyện được chia sẻ trên diễn đàn Soha.
Tết Nguyên Đán hàng năm luôn là dịp để thăm hỏi họ hàng, kết nối tình thân. Như thường lệ, anh Chu đã lên kế hoạch cụ thể để tới thăm từng gia đình cô dì, chú bác thân thiết, chỉ khác là lần này, vợ anh cũng tham gia vào việc “duyệt” danh sách quà tặng. Giữa anh Chu và vợ mình xảy ra bất đồng quan điểm, vợ anh cho rằng có một số gia đình họ hàng không nên đến thăm, trong khi anh Chu thì luôn muốn “dĩ hoà vi quý”.
Mang bức xúc này chia sẻ lên mạng xã hội, anh Chu rất bất ngờ vì cư dân mạng không những không chê trách gì vợ anh, mà còn cho rằng cô ấy đúng là “Gia Cát tái thế”. Sau khi phân tích lý do, anh Chu cũng phải “tâm phục khẩu phục” vợ mình.
1. Gia đình có người mới mắc bệnh
Trên thực tế, nếu một người họ hàng của bạn gần đây bị bệnh và trông có vẻ không khỏe, đừng làm quá vấn đề lên. Chỉ cần đưa ra cho họ một số gợi ý phù hợp để họ có thể phục hồi. Hãy hỏi ý kiến của mọi người trước khi bạn đi.
Ví dụ, trong một số gia đình, người lớn tuổi vừa mới hồi phục sau bệnh, hoặc trẻ nhỏ vừa xuất viện trở về, thường có nỗi lo về nguy cơ lây nhiễm từ những người xung quanh. Trong những trường hợp như vậy, dù không nói ra, nhưng bản thân họ cũng có xu hướng tránh tiếp xúc để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Sức khỏe là ưu tiên hàng đầu, vì vậy hãy tinh tế và chủ động phòng ngừa lây nhiễm cho cả họ và chính bạn.
Ngoài ra, bệnh nhân cần không gian nghỉ ngơi và yên tĩnh, nên việc làm phiền một cách vội vàng là không phù hợp. Trên thực tế, đối với những người thân như vậy, bạn chỉ cần gửi tặng một món quà nhỏ hoặc lời chúc sức khỏe là đủ. Đừng tự ý đến gõ cửa nhà người khác, vì điều đó có thể gây ảnh hưởng đến sự bình yên trong cuộc sống của họ.
2. Không đến thăm những người họ hàng không đủ tốt
Một số người thuộc thế hệ cũ thực sự rất để tâm tới thể diện. Dù chẳng phải thân thiết gì lắm, nhưng vẫn đến thăm nhau như một tập tục. Ngay cả khi họ chẳng ưa gì nhau. Thực ra điều đó là không cần thiết. Nếu bạn cảm thấy người họ hàng đó đối xử với bạn không tốt, đừng cố gắng kết nối tình thân với họ. Những người họ hàng có tính cách xấu chỉ mang lại cho bạn rắc rối mà thôi.
Vậy, những người họ hàng nào có tính cách xấu?
Hãy dành thời gian hàng ngày với người đó và quan sát tính cách cũng như nhân cách của họ để xem có điều gì kỳ lạ hoặc khó chịu ở họ không. Ngoài ra, hãy nhớ xem họ có bao giờ lừa tiền bạn hay bắt nạt gia đình bạn không? Bạn nên tránh xa những người như vậy.
Đừng nghĩ rằng bạn có thể giao du với mọi người bất kể tính cách của họ. Điều đó rất không khôn ngoan. Bạn sẽ dễ gặp rắc rối nếu giao du với những người có tính cách xấu. Bạn không thể lúc nào cũng cảnh giác với anh ta được, điều đó là không thực tế.
3. Hoàn cảnh gia đình không tốt
Khi bạn đến thăm những gia đình họ hàng như thế này, ý tốt của bạn có thể bị hiểu lầm là “đến xem kịch hay”, điều đó khiến họ cảm thấy khó chịu. Bạn có thể chào hỏi một cách phù hợp, nhưng đừng tỏ ra quá quan tâm tới chuyện riêng của họ.
Ví dụ, có người trong gia đình vừa qua đời hoặc có chuyện gì đó xảy ra với con cái của họ. Chúng ta nên thể hiện sự quan tâm và chào hỏi phù hợp, nhưng không nên hỏi quá nhiều câu hỏi.
Một trường hợp khác, khi một gia đình có nhiều mâu thuẫn, rắc rối, bất hoà và không thể giải quyết tốt, sự ghé thăm của bạn sẽ không được chào đón, bởi họ cho rằng bạn tới chỉ để chế giễu họ. Vì vậy, việc khôn ngoan nhất là chỉ nên chào hỏi qua điện thoại. Không cần phải đến nhà ai đó và ở lại hàng giờ đồng hồ. Đừng bận tâm tìm hiểu sâu xa hay hỏi người khác về các vấn đề riêng tư, điều đó càng vô nghĩa hơn.
Trang Đào