Tôi không muốn thiên vị cho vợ chồng con trai mà gây thiệt cho con gái.
Năm nay, tôi vừa bước sang tuổi 72, có hai người con, một trai, một gái, cả hai đều đã lập gia đình và hiện đang sinh sống ở thành phố. Khi các con học cấp 2, vợ tôi không may qua đời do bệnh nặng. Từ đó, chỉ còn mình tôi gồng gánh nuôi các con trưởng thành. Công việc chính của tôi là làm ruộng và chăn nuôi, nên mọi khoản thu nhập ít ỏi tôi kiếm được đều dành để lo cho các con ăn học và tích góp cho tương lai.
Không phụ sự kỳ vọng của tôi, cả con trai và con gái đều tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc, và đều có công việc ổn định, thu nhập cao. Nhìn thấy các con có cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, tôi cảm thấy những nỗ lực của mình đã được đền đáp xứng đáng.
Khi tôi bước sang tuổi 60, con gái lo lắng, sợ rằng một ngày tôi có thể đổ bệnh đột ngột mà con cái ở xa khó xoay xở kịp. Vì vậy, con gái không cho tôi tiếp tục làm việc nữa và yêu cầu tôi lên thành phố sống cùng con cháu.
Kể từ ngày tới nhà con gái sống, tôi được chăm sóc rất kỹ lưỡng. Hàng ngày, tôi không phải làm gì nhiều mà chỉ chơi cùng các cháu, phụ giúp con dọn dẹp nhà cửa. Tôi cũng quen 1 số người hàng xóm trạc tuổi mình nên thường xuyên gặp gỡ để đánh cờ hoặc trò chuyện.
Có lần tôi bị bệnh, vợ chồng con gái thay phiên nhau nghỉ việc để chăm sóc tôi. Con gái nói là rất thương tôi, nhờ tôi nuôi dạy tốt thì con mới có được ngày hôm nay, bởi vậy các con sẽ cố gắng chăm sóc tôi thật tốt để những năm cuối đời được yên vui.
Suốt 10 năm qua tôi sống ở nhà con gái rất hạnh phúc. Nhưng tôi không muốn con trai bị mang tiếng bất hiếu nên tôi quyết định chuyển đến nhà con trai sống một thời gian. Nếu các con đối xử tốt, tôi sẽ ở lại, còn không tôi sẽ quay về sống cùng vợ chồng còn gái.
Sống cùng con trai nửa năm, tôi nhận thấy con dâu dường như không được thoải mái lắm. Nếu tôi làm điều gì không vừa ý, con dâu lập tức góp ý với giọng điệu rất khó chịu. Tuy nhiên, là đàn ông và là bố chồng, tôi không thể vì những chuyện nhỏ nhặt này mà tranh luận với con dâu, nên chỉ cười trừ cho qua chuyện.
Cuối tuần vừa rồi, hàng xóm ở quê gọi điện thông báo rằng, ngôi nhà của tôi ở quê đang có nhiều người ngỏ ý muốn mua với giá rất cao. Bởi trong tương lai, mảnh đất đó sẽ có một con đường lớn chạy qua. Anh ấy nói rằng có người sẵn sàng trả 3 tỷ đồng, khuyên tôi nên bán đi, rồi dùng tiền mua một mảnh đất nhỏ hơn trong làng, còn số tiền dư thì gửi vào ngân hàng.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đất đai quý giá thật, nhưng sau này tôi cũng không định về quê sống nữa mà sẽ sống ở trên này cùng con cháu. Nếu tôi quyết định bán nhà, thay vì mua mảnh đất khác hay gửi tiết kiệm, tôi sẽ chia số tiền đó thành ba phần bằng nhau cho tôi, con trai, và con gái. Thế nhưng, ngay khi tôi vừa nêu ý kiến, con dâu lập tức phản đối rất quyết liệt.
Con bảo: “Vợ chồng con là trưởng, có trách nhiệm chăm sóc bố khi về già và thờ cúng ông bà tổ tiên. Bởi vậy số tiền đó phải thuộc về vợ chồng con. Em gái lấy chồng thì phải theo nhà chồng, làm gì có phần nữa ạ?”.
Tôi nói, con trai cũng như con gái đều sẽ được chia tài sản như nhau, tôi không muốn thiên vị cho vợ chồng con trai mà gây thiệt cho con gái. Mà tiền dùng rồi cũng hết, nhưng nếu chia đều cho các con, mỗi người có một khoản thì tình anh em sẽ bền chặt hơn.
Nhưng con dâu không đồng ý, con nói: “Nếu bố quyết định như vậy thì chuyển tới nhà em ấy mà sống. Sau này về già vợ chồng em ấy nuôi dưỡng và bố mất thì thờ cúng luôn”.
Nghe đến đây con trai tôi tức giận đập bàn chỉ thẳng mặt vợ mà nói: “Từ ngày bố tôi về sống cùng, cô luôn tỏ thái độ không hài lòng với ông. Tôi vì không muốn gia đình mâu thuẫn nên đành im lặng, nhưng cô càng ngày càng quá quắt. Nếu hôm nay cô không xin lỗi bố tôi thì hãy đi khỏi nhà. Tôi không cần một người vợ bất hiếu như cô làm gì”.
Cái đập bàn của con trai khiến tôi giật mình, còn con dâu thì sợ xanh mặt liền quỳ xuống xin lỗi tôi. Cuối cùng con trai tôi cũng chịu lên tiếng để nói cho con dâu hiểu. Thế là từ này tôi chẳng còn gì phải lo nghĩ, cứ sống bình yên bên con cháu thôi.